Hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa và uống nước nhớ nguồn, sáng 25/7/2013 thay mặt lãnh đạo Cảng Nghệ Tĩnh, đ/c Lê Trọng Thìn – Bí thư Đảng ủy, Phó tổng giám đốc Cảng Nghệ Tĩnh về thăm và tặng quà Mẹ VNAH ở huyện Thanh Chương và thắp hương tại khu di tích Truông Bồn (Xã Mỹ Sơn, Huyên Đô Lương)
Kể từ năm 1995 Cảng Nghệ Tĩnh đã vinh dự được nhận và phụng dưỡng suốt đời 10 bà mẹ VNAH tại huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Với trách nhiệm cao cả đó trong những năm qua cứ vào dịp 27/7 và dịp tết Nguyên đán Cảng Nghệ Tĩnh luôn động viên về mặt tinh thần và trích một phần kinh phí để thăm hỏi, động viên các thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng và phụng dưỡng các bà mẹ VNAH.
Cũng trong sáng 25/7 đ/c Lê Trọng Thìn – Bí thư Đảng ủy, Phó tổng giám đốc Cảng Nghệ Tĩnh thắp hương tại khu di tích Truông Bồn tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
Khu di tích lịch sử Truông Bồn, một địa danh thuộc địa phận xã Mĩ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nằm trên tuyến quốc lộ 15A, là một trong những tuyến đường huyết mạch quan trọng trong cuộc đấu tranh chống Mỹ. Nơi đây, ngày 31/10/1968, 13 chiến sĩ của Đại đội Thanh niên xung phong 317 đã cùng lúc anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.
Vì thế, địa danh Truông Bồn đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến tranh nhân dân, là sức mạnh của nhiều lực lượng trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Tong đó lực lượng thanh niên xung phong là lực lượng chủ công với quyết tâm sắt đá” sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm”, đã góp phần quan trọng bảo vệ con đường huyết mạch ra tiền tuyến lớn miền Nam.
Dự án xây dựng khu di tích lịch sư Truông Bồn có tổng mức đầu tư trên 175 tỷ đồng, tổng diện tích xây dựng là 22 ha, được phân thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2010 đến 2013 gồm: Xây dựng mộ, đền thờ, các hạng mục thuộc di tích, hạ tầng liên quan và phụ trợ. Giai đoạn 2 từ năm 2014 đến 2015 gồm xây dựng quảng trường, nhà trưng bày, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật…Trong đó Cảng Nghệ Tĩnh đã vận động CBCNV trong toàn công ty góp một phần kinh phí là: 550.000.000 đồng. Góp phần sớm đưa di tích Truông Bồn trở thành một điểm đến văn hóa lịch sử, có giá trị giáo dục cao về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.